kinh đại thừa vô lượng thọ - trọn bộ

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ - TRỌN BỘ

Phim Vn2 Thuyết minh và vietsub phim (kinh dai thua vo luong tho tron bo).

THỂ LOẠI: Ca Nhạc

DIỄN VIÊN:Hát Văn - Kinh Phật

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh là bộ kinh do ngài Hạ Liên Cư y cứ 5 bản dịch gốc hội tập từ năm 1932 - 1935, sau đó Ngài không ngừng trùng đính, hiệu chính, cho đến năm 1945 mới được xem là định bản.
 
Tìm hiểu về nguồn gốc, (hư một đoạn) giáo hóa muôn dân, nên Võ Tắc Thiên đã dùng tiền bạc của mình sai thợ đúc một tượng Phật rất lớn trong chùa Phbản của ngài Khương Tăng Khải được xem là bản dịch hay nhất, so ra hoàn bị nhất, do đó bản này có số lượng ấn hành rất nhiều, còn 4 bản kia hầu như không có lưu thông riêng.
 
Lại có thêm 4 bản hội tập, đó là:
 
- Đại A Di Đà Kinh do Tiến sĩ Long Thơ Vương Nhật Hưu biên soạn
 
- Kinh Vô Lượng Thọ do ngài Bành Tế Thanh tiết hiệu. Bản này hiệu đính bản của ngài Khương Tăng Khải, không phải là bản hội tập.
 
- Ma ha A Di Đà Kinh do ngài Thừa Quán Thiệu Dương hội tập.
 
- Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh do ngài Hạ Liên Cư hội tập.
 
Ngoài ra, còn có nhiều chú giải về 5 bản dịch gốc và 4 bản hội tập này.
 
Tại Việt Nam, bộ kinh này cũng được Chư tôn Thiền đức dịch ra Việt ngữ, như bản dịch của ngài Khương Tăng Khải được Hòa thượng Thích Tuệ Đăng dịch ra Việt ngữ năm 1970, Thượng tọa Thích Thiện Thông dịch vào năm 1983..; bản hội tập của ngài Hạ Liên Cư được Thượng tọa Thích Minh Cảnh dịch vào năm 2000.
 
Hiện nay bản hội tập của cụ Hạ được xem là hoàn thiện nhất, các vị Cao tăng ở Đài Loan thường y cứ theo bản kinh này để giảng giải như Pháp sư Từ Chu giảng ở Tế Nam, cụ Mai Quang Hy giảng trên đài phát thanh trung ương, ngài Lý Bỉnh Nam giảng ở Đài Trung. Thời gian gần đây Pháp sư Tịnh Không đã tuyên giảng bộ kinh này lần thứ hai. Bộ giảng ký này gồm 107 quyển, ở quyển 24, 25 là phần giới thiệu đề kinh. Đọc đề kinh là đọc phần huyền nghĩa của kinh, là phần tổng thể của kinh này vậy.
 
Đề kinh toàn bích của kinh này cũng được hội tập từ 12 bản gốc. Lấy tên đề kinh dịch thời Tống "Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh", bỏ chữ Kinh, hiệp với đề kinh dịch thời Hán "Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh" để trở thành Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, ý của kinh bao gồm đầy đủ trong đó, cũng có thể nói là y chánh trang nghiêm của Tây phương thế giới Cực Lạc được danh đề hiển bày đầy đủ. Theo Pháp sư Tịnh Không, đề kinh được chia làm 8 đoạn để giải thích:
 
PHẬT, là từ dịch âm tiếng Phạn, Hán dịch là Trí và Giác. Trí là Thể, còn Giác là Dụng. Không có trí huệ thì mê hoặc điên đảo, nên không thể có Giác. Cho nên trong Dụng đương nhiên bao hàm cả Thể. Ý nghĩa về Phật là Giác giả, người đã hoàn toàn giác ngộ. Chữ Giác trong kinh điển nói có ba loại: Tự giác, Giác tha, Giác hành viên mãn.
 
Tự giác là đối với Bất giác của phàm phu. Đức Phật dạy: Phải chứng đắc đến quả A la hán thứ tư của Tiểu thừa mới coi là không mê, còn trong Phật pháp Đại thừa là hàng Bồ tát từ Sơ trụ trở lên mới thật sự là người Tự giác. Đã tự giác rồi còn giúp người khác giác ngộ gọi là Giác tha, là Bồ tát Đại thừa. Tiểu thừa tự giác chỉ là đoạn phiền não Kiến Tư, còn phiền não Trần sa Vô minh đều chưa phá. Bồ tát dù có thể phá Trần sa, phá Vô minh nhưng chưa đoạn dứt hết Vô minh. Phá hết 41 phẩm Vô minh thì viên mãn. Đạt được ba loại Giác này thì tự tại vô ngại, một mà ba, ba mà một. Vào được cảnh giới này gọi là Diệu giác, Diệu giác chính là Phật.
 
THUYẾT: cũng là Duyệt, là vui vẻ trong lòng.
 
Chữ Thuyết là đồng với chữ Duyệt (của Hỷ duyệt thời xưa), cho nên chữ Thuyết ở đây đọc là Hỷ duyệt, còn thuyết pháp là "duyệt sở hoài", hoài là nguyện vọng trong lòng. Đức Phật lấy việc độ sanh làm bản hoài. Ngài quán thấy căn cơ chúng sanh thành thục, đặc biệt là có thể tiếp thọ khoa giáo học Tịnh độ, nên mới nói Kinh Vô Lượng Thọ này. Thật không gì vui hơn khi nguyện vọng sắp đạt thành. Phật thật sự hoan hỷ vì bộ kinh này rất rốt ráo giải thoát, khi vãng sanh về Tây phương Cực Lạc thế giới thì chắc chắn mọi người đều được thành Phật.
 
ĐẠI THỪA, là cỗ xe lớn, dùng làm ví dụ. Thừa là chuyên chở.
 
Khi niệm Phật, tâm năng niệm xưa nay vốn là Phật, tức là Năng thừa đại (chuyên chở nhiều). Phật sở niệm đó là Phật A Di Đà cứu cánh giác, tức là Sở thừa đại (được chuyên chở nhiều), nên gượng gọi bằng danh từ Đại thừa.
 
Tâm năng niệm chúng ta vốn là Phật, Phật tức tâm. Tâm tức Phật. Phật nghĩa là Giác, nên tâm giác ngộ là Phật, còn tâm mê là chúng sanh. Tâm không có giác mê, chỉ tự con người chúng ta có giác mê. Trong tâm không có Phật cũng không có chúng sanh, không có giác cũng không có mê, cho nên tâm năng niệm vốn là Phật, năng niệm Phật A Di Đà là tâm giác. Cổ đức từng nói: "Khởi tâm niệm Phật là Thỉ giác. Phật sở niệm tức Phật A Di Đà sở niệm là Bản giác. Thỉ giác cùng bản giác không hai". Niệm Phật thì thành Phật, bỏ quên Phật thì mê hoặc điên đảo. Do đó một câu danh hiệu Phật trong mười hai thời phải được miên mật, không thể quên dù là chỉ tạm quên.
 
VÔ LƯỢNG THỌ, tiếng Phạn là A Di Đà, ba chữ A Di Đà là mật ngữ, tức là mật chú, là chú trong chú. Niệm A Di Đà thêm chữ Phật, là thần chú vô lượng.
 
Danh hiệu Phật A Di Đà bao gồm thọ mạng vô lượng, quang minh vô lượng, trí huệ vô lượng, tài nghệ vô lượng, đức năng vô lượng, vô lượng vô biên. Trong vô lượng vô biên quan trọng nhất là ý nghĩa thọ mạng. Trong kinh nói tương lai sau khi pháp duyên hết, đối với hàng Trung, Hạ căn Phật thị hiện diệt độ, đối với người Thượng căn không có diệt độ. Phật A Di Đà là Vô Lượng Thọ, điều này không nên hoài nghi.
 
Đức hiệu này làm rõ nhân địa nguyện hạnh cùng quả địa Phật đức của ngài Pháp Tạng, y chánh chủ bạn của thế giới Cực Lạc. Một câu A Di Đà Phật đều bao gồm tất cả vạn pháp, niệm một câu danh hiệu được công đức lợi ích không thể nghĩ bàn.
 
TRANG NGHIÊM, hai từ này bao hàm ý nghĩa Chân, Thiện, Mỹ, Huệ. Chỉ có một câu A Di Đà Phật của tông Tịnh Độ là rốt ráo viên mãn Chân, Thiện, Mỹ, Huệ. Niệm một câu danh hiệu Phật tức trang nghiêm thân khẩu ý, chuyển 3 nghiệp được thanh tịnh, được thọ dụng vô lượng vô biên, đức dụng vô phương. Người biết niệm hiệu Phật trong 12 thời không gián đoạn, không hoài nghi, không xen tạp, đó là người giác ngộ chân chánh, không chỉ trang nghiêm diệu độ thế giới Tây phương mà còn trang nghiêm 10 phương vô lượng vô biên cõi nước chư Phật.
 
Thế giới Cực Lạc không những thành tựu viên mãn thế giới Chân, Thiện, Mỹ, Huệ mà những người vãng sanh về cõi này đều tu hạnh thanh tịnh. Tư tưởng, kiến giải, ngôn ngữ, tạo tác của mỗi người đều thanh tịnh, đó là rất trang nghiêm. Trong Kinh Vô Lượng Thọ nói đến công đức lợi ích của thế giới Cực Lạc rốt ráo viên mãn, không một chút kém khuyết, tốt đẹp đến cực độ, cho nên tất cả chư Phật, không có một vị Phật nào không khen ngợi Phật A Di Đà, không tán thán cõi Tây phương thế giới Cực Lạc, không có một vị Phật nào không khuyên chúng sanh vãng sanh. Pháp môn này gọi là "Trùm khắp ba căn, gồm thâu lợi độn". Vì thế tất cả chư Phật ở cùng hư không khắp pháp giới, mọi thời mọi chỗ đều tuyên giảng, đó là trang nghiêm đến cùng cực. Do đó có thể kết luận "Kinh này hiển bày viên minh cụ đức của Sự sự vô ngại pháp giới".
 
Điều này cho thấy kinh này cùng Kinh Hoa Nghiêm tương đồng. Điểm đặc sắc của tư tưởng Hoa Nghiêm là Tứ vô ngại pháp giới. Tây phương Cực Lạc thế giới tương đồng thế giới Hoa Tạng. Mục đích tu học Hoa Nghiêm là vãng sanh về thế giới Hoa Tạng. Cho nên ngài Văn thù, Phổ Hiền trong 10 Đại nguyện vương khuyên dẫn 41 vị Pháp thân Đại sĩ đều niệm Phật cầu sanh thế giới Cực Lạc. Hiểu như vậy mới phát được Tín, Hạnh, Nguyện, mới nhất tâm niệm Phật.
 
THANH TỊNH, Thanh tịnh Bình đẳng Giác tức là Tam bảo. Phật là Giác ngộ, Pháp là Bình đẳng, Tăng là Thanh tịnh. Ba câu này là tổng cương lĩnh tu hành. Tông Tịnh Độ khởi tu từ tâm thanh tịnh. Tu tâm thanh tịnh trong chuyển hóa phiền não, ngoài không vướng sáu trần, buông bỏ vạn duyên. Người thật sự giác ngộ, phát nguyện tu tâm thanh tịnh, cầu sanh Tịnh độ, để thoát khỏi luân hồi. Tâm thanh tịnh thì một niệm tương ưng một niệm Phật, tâm thanh tịnh thì cõi Phật cũng tịnh. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Một tức tất cả, tất cả tức một". "Một" tức tâm thanh tịnh, "Tất cả", đại khái là nói mười phương pháp giới y chánh trang nghiêm, tức là từ nhất tâm hiển bày.
 
BÌNH ĐẲNG GIÁC, Kinh nói: "Bình đẳng là Chân như, Bình đẳng tức là pháp môn Bất nhị". Bình đẳng tức là nhất tâm nhất thì bình đẳng, hai thì không bình đẳng. Nói cách khác, khởi tâm động niệm thì không bình đẳng. Trong 10 Đại nguyện vương của Bồ tát Phổ Hiền nói: "Hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức". Hằng thuận là tâm bình đẳng, trong tâm khởi vọng niệm không gọi là tùy thuận. Tùy thuận ở đây là tùy thuận Tánh đức, tùy thuận Pháp tánh, tùy thuận Tự tánh. Tự tánh thanh tịnh, pháp tánh ô nhiễm, đây gọi là tùy thuận tự tha. Tự kỷ là tự tánh, Tha là pháp tánh, đây thật sự là tùy thuận. Cho nên tùy thuận là Thanh tịnh, Bình đẳng là tâm bình đẳng, đây là Chân như.
 
Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác, một mà ba, ba mà một, thể dụng tương hổ với nhau. Không Bình đẳng chắc chắn không Thanh tịnh, chỉ có Thanh tịnh mới có Bình đẳng, chỉ có Bình đẳng mới có Giác. Ví như nước, nước phải trong sạch không có cặn, Thanh tịnh tức nước không dơ dáy vẩn đục. Nước không nên nổi sóng, không nổi sóng là Bình đẳng. Giác là dụng của nó, là chiếu kiến, như tấm gương, hiện rõ cảnh giới ở bên ngoài. Do đó tâm phải Thanh tịnh, Thanh tịnh tức là không ô nhiễm, tâm nên Bình đẳng, Bình đẳng là tâm không dao động, đó là Chân như, là pháp môn Bất nhị. Cho nên tu hành nên chọn nhất môn, nhất môn thì dễ dàng đạt được Bình đẳng, dễ dàng đạt được Thanh tịnh.
 
Bình Đẳng Giác ở đây được giải thích theo 4 cách:
1. Bình đẳng phổ giác nhất thiết chúng sanh: Pháp tất cả chúng sanh thành Phật. Tức bộ kinh này là Bình đẳng phổ biến giác ngộ tất cả chúng sanh, là pháp môn tất cả chúng sanh bình đẳng thành Phật. Tâm thật sự phải Thanh tịnh Bình đẳng Giác, phải buông bỏ tất cả vạn duyên, chuyên sâu vào một pháp môn, tuân thủ giáo giới của Phật là Tứ hoằng thệ nguyện. Phát tâm nguyện này lập chí nguyện rộng lớn làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Nếu tâm lượng hẹp hòi nguyện sẽ khộng thành tựu, tâm không tương ưng nguyện sẽ không tương ưng, không vãng sanh được. Còn phát tâm rộng lớn thì được chư Phật hộ niệm, Long Thiên hộ trì, được nhiều công đức thù thắng không ngờ được.
 
2. Pháp bình đẳng giác ngộ chúng sanh: Phương pháp trên là phương pháp bình đẳng, giác ngộ tất cả chúng sanh. Trên từ Đẳng giác Bồ tát cho đến Bồ tát, La hán, sáu đường phàm phu muốn cầu sanh về Tây phương thế giới Cực Lạc đều tụng kinh này, đều áp dụng pháp môn này.
 
3. Bình Đẳng Giác là chỉ Chánh giác của Như Lai: Đó là danh xưng thông dụng, tất cả chư Phật Ngư Lai đều có đức hiệu bình đẳng, do đó Bình Đẳng Giác là một trong những đức hiệu Phật.
 
4. Bình Đẳng Giác cũng tức là Thánh hiệu của Giáo chủ Cực Lạc: Bình Đẳng Giác tức là Phật A Di Đà, Phật Vô Lượng Thọ, nên ở kinh này Bình Đẳng Giác là đức hiệu của Phật A Di Đà. Vô Lượng Thọ là bản tánh, Trang Nghiêm là tốt đẹp, không một mảy may kém khuyết, cho nên ở đây Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm là Tánh đức. Đức năng của bản tánh vốn vô lượng vô biên, Tất cả chúng sanh đều có tánh đức nhưng không có tu đức nên tánh đức không hiển hiện. Do đó Thanh tịnh Bình Đẳng Giác thuộc về tu đức, cũng là Chân tâm tam ý. Thanh tịnh tâm là Chân tâm, Bình đẳng tâm là Chân tâm, Giác mà không mê là Chân tâm.
 
KINH: Tiếng Phạn là Tu đa la, nghĩa là Tuyến, là xuyên suốt. Người Trung Quốc rất coi thường chữ Tuyến. Vì trước tác của Cổ nhân gọi là Kinh, nên dùng chữ Kinh để phiên dịch Tu đa la. Để phân biệt với những bộ kinh khác của người Trung Quốc như Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh, kinh Phật thêm chữ Khế ở trước, gọi là Khế Kinh. Khế nghĩa là khế hợp, có 2 nghĩa: Khế lý và khế cơ. Trên khế hợp với Lý của chư Phật, dưới khế hợp với căn tánh của chúng sanh, đặc biệt là bộ kinh này. Bởi vì kinh này là Bình đẳng phổ giác tất cả chúng sanh, trên từ Bồ tát Đẳng giác, dưới đến chúng sanh trong địa ngục, tất cả đều khế hợp.
 
Kinh có đầy đủ 4 nghĩa: Quán, Nhiếp, Thường, Pháp. Quán là xuyên suốt những nghĩa Phật thuyết ra. Nhiếp là nhiếp trì những chúng sanh được hóa độ. Thường là xưa nay không thay đổi, siêu việt cả thời gian và không gian. Pháp thì xưa nay đều tôn kính, siêu việt hơn tất cả pháp môn, chỉ cần tuân thủ pháp môn này thì một đời thành tựu.
 
Theo Phật học thường thức, đề kinh được lập đầy đủ. Có 7 thứ lập đề: Nhân, Pháp, Dụ... Phật là Nhân, 7 chữ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác là Pháp, Trang nghiêm là quả pháp, Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác là Nhân pháp, ở đây có Nhân quả, Đại thừa là ví dụ.
 
Đề kinh cũng đầy đủ Giáo, Hạnh, Lý. Phật thuyết Đại thừa là Giáo, tức Giáo học, nói rõ hơn là Phật tuyên nói Đại kinh này Bình đẳng phổ giác nhất thiết chúng sanh. Trang nghiêm Thanh tịnh Bình đẳng Giác là Hạnh, tức niệm một câu A Di Đà Phật thì trang nghiêm tự tâm, thanh tịnh tự tâm. Vô Lượng Thọ là Lý, biểu hiện tam tế nhất như (Tam tế: Quá khứ, hiện tại, vị lai). Vô Lượng Thọ là bất sanh bất diệt, mà bản tánh chân như là pháp bất sanh bất diệt, do đó Vô Lượng Thọ là Chân như, là pháp thân bản thể Niết bàn thường trụ, cũng tức là Phật tánh của chúng sanh, là tâm, là bản tâm của Phật.
 
Lấy đề kinh phối hợp Tam giác, Vô Lượng Thọ Phật là Bản giác của ta. Phát tâm Bồ đề một mực chuyên niệm để trang nghiêm tâm mình gọi là Thỉ giác. Thỉ giác phối hợp với Bản giác, hướng thẳng đến Cứu cánh giác tức là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác trong đề kinh. Lại có thể giải "Bình Đẳng Giác" là Bản giác của ta, khởi tâm niệm Phật để tự trang nghiêm là Thỉ giác, Thỉ Bản không rời, hướng thẳng đến con đường Giác, đốn nhập tịch quang, chứng Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Thọ ở đây là Cứu cánh giác. Như vậy Bình Đẳng Giác là nhân tâm của ta, Vô Lượng Thọ là quả giác của ta, diệu nghĩa triển chuyển vô tận chỉ ở trong đề kinh này.
 
Ý nghĩa của bộ kinh tuy là lược thuyết nhưng được nói hết trong đề kinh. Còn muốn xem hiểu tường tận có thể đọc trong Chú giải của ngài Hoàng Niệm Tổ, hoặc Vô Lượng Thọ Giảng Ký của Pháp sư Tịnh Không, là những sách đang được phổ biến rất nhiều ở Đài Loan.
 
Kinh Vô Lượng Thọ là 1 trong 3 kinh chính của tông Tịnh Độ, Phật tử Việt Nam từ thế kỷ 18 đến nay, đa phần đều tu theo Tông này. Muốn tu pháp môn Tịnh độ, trước tiên phải có đầy đủ 3 điều kiện Tín Nguyện Hạnh. Tức tin vào sự hiện hữu và nguyện lực của Phật A Di Đà, chuyên hành trì danh hiệu Phật thì dù nghiệp nặng hay nhẹ đều được Đới nghiệp vãng sanh ngay hiện đời. Về được cõi Tây phương thế giới Cực Lạc, chúng ta lại tiếp tục tu để giải nghiệp và không còn sợ phải luân hồi. Ở cuối thế kỷ 20, hàng tu sĩ và cư sĩ thực hành pháp môn niệm Phật, được chứng đắc qua cảnh tượng trạng thái lúc lâm chung, hoặc lưu lại Xá Lợi sau khi thiêu đã được chư Tôn đức viết lại trong tác phẩm của mình. Sự phổ biến hoằng dương của tông Tịnh Độ đang ở thời điểm thịnh hành.
 
Trên thế giới, nạn nhân mãn, ô nhiễm quả địa cầu đang được báo động, thời gian gần đây lại liên tiếp xảy ra thiên tai: Động đất, núi lửa, bão lụt..., lại thêm nỗi đe dọa của sự cố năm 2.000, khiến những nhà khoa học luôn tìm kiếm những hành tinh ngoài địa cầu cho dân chúng cư trú, thì hiện tại các nhà tôn giáo cũng tìm được cõi tâm an tịnh cho mọi người ở thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, đồng thời giới thiệu một tương lai vĩnh hằng ở Tây phương Cực Lạc thế giới. Bộ kinh này được hoằng dương để mong muốn mọi người có được một cuộc sống Vô Lượng Thọ vậy.
Bộ phim hay Hát Văn - Kinh Phật KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ - TRỌN BỘ. Cập nhật PhimMoi thuyết minh nhanh nhất tại phim1.cc
Thuyết minh: 1 2 3-End
VietSub:
CÓ THỂ BẠN MUỐN XEM
Cậu Bé Tích Chu - Truyện Cổ Tích Việt Nam

Cậu Bé Tích Chu - Truyện Cổ Tích Việt Nam

PHIM Thiếu nhi - Hài Cười
Truyện cổ tích
Bắc Kim Thang - Những bài hát hay nhất Bé Xuân Mai

Bắc Kim Thang - Những bài hát hay nhất Bé Xuân Mai

PHIM Thiếu nhi - Hài Cười
Bé Hát
Người Mẫu Duyên Phận 2 - XEM VÀ PHÊ 42-43

Người Mẫu Duyên Phận 2 - XEM VÀ PHÊ 42-43

PHIM Nhạc Vàng BOLERO
Người Mẫu
Alibaba - Ca Nhạc Thiếu Nhi hay Cho Bé

Alibaba - Ca Nhạc Thiếu Nhi hay Cho Bé

PHIM Thiếu nhi - Hài Cười
Bé Hát
Con heo đất remix

Con heo đất remix

PHIM Thiếu nhi - Hài Cười
Bé Hát
Online sharing of videos of Phim Vn2 and Youtube systems, made by students of IT faculty in HaNoi and HCM City in VietNam.